Stakeholder là khái niệm rất quen thuộc với những người làm dự án, kinh doanh. Để bạn đọc hiểu hơn về Stakeholder là gì cũng như những vấn đề liên quan, Trần Ánh Minh sẽ cung cấp những thông tin cụ thể và chi tiết nhất!
Stakeholder là gì?
Có rất nhiều định nghĩa giải đáp thắc mắc Stakeholder là gì. Theo đó, Stakeholder làm một thuật ngữ có nghĩa là các bên liên quan. Stakeholder có thể là một cá nhân, một tổ chức ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
Như vậy, về cơ bản, Stakeholder bao gồm:
– Nhà cung cấp
– Các thành viên tham gia
– Nhân viên nội bộ
– Khách hàng
– Nhà đầu tư
– Cơ quan quản lý
Mỗi Stakeholder đều đóng vai trò nhất định, ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án. Nếu quản lý Stakeholder không chặt chẽ, dự án rất khó thành công.
Do đó, để tránh rủi ro, ngay từ khi có ý định thành lập dự án nào đó, bạn cần quan tâm tìm hiểu Stakeholder là gì và lựa chọn Stakeholder sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm các thuật ngữ liên quan khác: https://trananhminh.net/kien-thuc/thuat-ngu/
Phân biệt các khái niệm cơ bản về Stakeholder
Như đã nói trên, Stakeholder có nhiều dạng khác nhau. Để tìm hiểu cặn kẽ Stakeholder là gì, bạn cần phải đi sâu vào từng khái niệm.
Stakeholder Theory
Stakeholder Theory được coi là mối quan hệ giữa công ty với nhân tố khác. Có thể kể đến như: nhà phân phối, khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên hoặc những người có cổ phần tại công ty.
Quan điểm này được xây dựng từ chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh cho các doanh nghiệp hướng dẫn việc tạo ra giá trị cho các Stakeholder mà không chỉ riêng cho các cổ đông.
Nếu những người học kinh doanh, học thuyết này là bài học không thể thiếu. Stakeholder Theory cũng đã trở thành nền tảng cho việc nghiên cứu, phát triển của các học giả sau này.
Dự án, doanh nghiệp có bền vững nếu chỉ tập trung vào lợi ích của cổ đông. Theo đó, đây không phải là mục tiêu lớn nhất của kinh doanh. Kinh doanh là tất cả cùng có lợi, không chỉ những người sáng tạo ra doanh nghiệp mà nhân viên cũng được hưởng lợi nhuận từ thành công này.
Stakeholder Analysis
Stakeholder Analysis là cụm từ chỉ quá trình theo dõi, phân tích các bên liên quan. Công đoạn này được thực hiện trước khi họ đầu tư vào dự án. Stakeholder Analysis thực hiện dựa trên phân tích về độ quan tâm, độ ảnh hưởng của bên liên quan đối với dự án.
Mục đích cuối cùng là họ có thể làm việc hòa hợp, mang đến lợi ích tốt nhất.
Stakeholder Management
Stakeholder Management là quy trình nhằm phát triển các chiến lược quản lý phù hợp cho doanh nghiệp. Lúc này, cần có sự can thiệp của Stakeholder trong suốt quá trình diễn ra dự án.
Việc can thiệp có xảy ra hay không, xảy ra ở mức độ nào còn dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố cơ bản nhất là: nhu cầu, sức ảnh hưởng và lợi ích của các bên liên quan.
Quy trình Stakeholder Management giúp người quản lý của dự án tương tác với những bên liên quan. Nhờ đó, tăng khả năng thành công, hạn chế rủi ro cho công ty, doanh nghiệp.
Vai trò của Stakeholder là gì?
Mỗi Stakeholder lại đóng vai trò khác nhau trong dự án. Chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chức danh, quyền lợi, trách nhiệm của những bên tham gia.
Nếu các bên đều tích cực, nhiệt tình, có kinh nghiệm thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bền vững. Ngược lại, công ty sẽ không đi theo hướng mục tiêu ban đầu, ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chung.
Trong mỗi dự án sẽ có những Stakeholder chủ chốt. Người này có vai trò quyết định trực tiếp, điều hành, quản lý dự án. Trong mỗi giai đoạn, các Stakeholder đều có những đóng góp nhất định. Có thể là công sức, tiền bạc… để mang đến kết quả tốt nhất.
Ví dụ, khi công ty có quyết định sản xuất thêm mặt hàng mới hay tiếp cận thị trường mới. Stakeholder cần có kế hoạch, định hướng rõ ràng. Từ đó, đưa ra được các phương án khả quan nhất. Đồng thời, lên kế hoạch giải quyết trong trường hợp tiêu cực.
Như đã chia sẻ, Stakeholder là nhân tố quan trọng ảnh hướng đến sự thành bại của dự án. Có đội ngũ Stakeholder hùng mạnh giúp tận dụng tối đa nguồn lực, mang đến hiệu quả như mong muốn.
Điều quan trọng nhất, Stakeholder nắm nguồn vốn để duy trì dự án. Chúng nuôi dưỡng và là đòn bẩy cho sự thành công.
Dự án khó có thể đi tới thành công nếu bạn thực hiện 1 mình. Để hạn chế rủi ro, tăng tính thành công, cần kêu gọi sự hợp tác của các Stakeholder. Cũng cần tìm hiểu Stakeholder là ai, năng lực như thế nào, tầm ảnh hưởng ra sao. Sau đó, mới đi đến quyết định có hợp tác với Stakeholder đó hay không.
Với bài viết trên, trananhminh.net đã mang tới những thông tin cơ bản nhất về Stakeholder. Nếu bạn còn thắc mắc Stakeholder là gì? Những khái niệm về Stakeholder cũng như vai trò của Stakeholder, đừng quên liên hệ trực tiếp với Trần Ánh Minh để được tư vấn.