STP là gì? STP có vai trò như thế nào trong Marketing? Ứng dụng của chiến lược STP trong Marketing là gì? Trong bài viết này Trần Ánh Minh sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về STP. Các bạn cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé!
Chiến lược STP là gì?
Chiến lược chính là sự tập hợp của các quyết định về mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn và những cách thức, biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. STP là viết tắt của Segmentation – Targeting – Positioning.
Hay bạn có thể hiểu đơn giản hơn, chiến lược SPT chính là hoạt động trong phân khúc thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu sau đó định vị những sản phẩm trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Cụ thể:
Segmentation – Phân khúc thị trường
Thị trường chính là nơi gặp gỡ và trao đổi sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người mua. Khi thương mại điện tử phát triển, việc người bán gặp gỡ người mua giờ đây không còn cần thiết nữa. Thay vào đó, việc trao đổi qua App trên điện thoại, PC… đã trở nên khá phổ biến.
Với sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa trên thị trường rộng lớn, doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ được nhu cầu của khách hàng. Mà bạn chỉ phục vụ được ở mức cho phép. Vậy nên, các doanh nghiệp đều phải phân khúc thị trường.
Tức là chia thị trường thành các miếng bánh nhỏ để có thể dễ dàng ăn hơn.
Phân khúc thị trường thường được phân chia như sau:
– Phân khúc thị trường dựa theo hành vi của khách hàng.
– Phân khúc thị trường dựa theo nhân khẩu học.
– Phân khúc thị trường dựa theo tâm lý.
– Phân khúc thị trường dựa theo địa lý.
Việc Segmentation giúp việc xác định miếng bánh thị phần của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Từ đó doanh nghiệp bạn có thể tối ưu được nguồn lực và tập trung cho việc phát huy điểm mạnh. Đồng thời nó còn giúp doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Targeting – Chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã Segmentation xong, doanh nghiệp tiếp tục chọn lựa thị trường mục tiêu. Tức là khi xác định được phân khúc thị trường cũng không có nghĩa là doanh nghiệp bạn đã truyền thông tới tất cả những nhóm khách hàng.
Vì vậy doanh nghiệp bạn cần phải tìm nhóm khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng, mang lợi nhuận cao nhất. Lúc này hoạt động Marketing của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.
Nếu có nguồn tài chính mạnh mẽ, nhân lực dồi dào, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể chọn lựa thị trường Mass Marketing (Marketing đại trà) để phục vụ tối đa. Ngược lại nếu doanh nghiệp bạn còn nhỏ nên dùng hình thức Individuals Marketing (Marketing cá nhân).
Positioning – Định vị sản phẩm trên thị trường
Đây chính là vấn đề về thương hiệu. Thương hiệu được coi là thành công tức là nó đã đánh dấu được trong tâm trí của khách hàng. Hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu trên thế giới thực hiện được điều này. Tại Việt Nam cũng đã có không ít thương hiệu thành công khi định vị sản phẩm của mình.
Việc này sẽ giúp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp đi đúng hướng hơn. Ngoài ra Positioning còn giúp cho doanh nghiệp bạn có thể tạo ra được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vai trò của chiến lược STP đối với doanh nghiệp
Đến đây hẳn bạn đã biết được chiến lược STP là gì rồi. Vậy chiến lược STP có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp? Thực tế trong kinh doanh nếu như doanh nghiệp nào làm tốt được các bước đầu có thể sẽ phát triển và ngược lại.
Chính vì thế việc xác định một chiến lược STP thích hợp để đưa ra được chiến lược Marketing chính xác ngay từ đầu là điều cần thiết. Nó giúp cho doanh nghiệp bạn lôi kéo được khách hàng, tạo lợi nhuận cao nhất có thể.
Không những vậy, việc lập STP còn giúp cho doanh nghiệp xác định mục tiêu chính xác. Đồng thời còn tăng cường được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nữa đấy.
Ứng dụng của chiến lược STP trong quảng cáo Google Ads
– Phân tích thị trường và nhu cầu: Trong bước này bạn có thể dùng ứng dụng Keywords Planner của Google và kết hợp cùng Keywordtool để tiến hành phân tích thị trường.
– Segmentation: Khi đã phân tích thị trường cùng với nhu cầu xong bạn hãy phân chia thị trường thành các phần nhỏ với nhóm đặc điểm.
– Targeting: Lúc này bạn hãy chọn các mảng thị trường phù hợp với dịch vụ và doanh nghiệp của mình.
– Positioning: Khi đã chọn được thị trường như mong muốn, thì bạn cần thấu hiểu được khách hàng thực sự cần gì trong mỗi phân khúc nhỏ kia. Với mục đích đưa vào trong quảng cáo và tiến hành định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
– Bước cuối cùng đó chính là chạy và kiểm soát kết quả hoạt động quảng ở Google.
Kết luận
Trên đây chính là những thông tin chi tiết về chiến lược STP. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được STP là gì cũng như vai trò và ứng dụng của STP trong Marketing. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: các thuật ngữ liên quan khác