Ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi là cột mốc quyết định về sự phát triển về tư duy và thế chất sau này của các bé. Chính vì vậy mà việc phát triển tư duy trong giai đoạn này cực kỳ cần thiết. Nếu bố mẹ đang muốn giúp con mình phát triển tư duy tại nhà thì có thể thảo cách mà CURIOUSkids gợi ý dưới đây!

Nội dung
1. Tư duy ở trẻ mẫu giáo
Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi, bé được xem là giai đoạn vàng trong quá trình nhận thức, trí não và thể trạng của bé phát triển rất mạnh. Chính bởi vậy mà trẻ xu hướng tương tác với mọi vật, hiện tượng xung quanh mình. Trẻ muốn thử làm và được làm nhiều thớ. Khi trẻ thực hiện sẽ có lỗi nhưng hãy để cho bé tự làm, nếu sai hãy khích lệ bé rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp. Tư duy giai đoạn này của trẻ được gọi là trực quan – hành động.
Bước vào độ tuổi từ 3-6, nếu đã có nền tảng từ giai đoạn trước, tư duy của trẻ rõ ràng và mạch lạc hơn. Các hoạt động trải nghiệm và quan sát mà từ duy của trẻ được rèn luyện và kích thích phát triển. Ở giai đoạn này, thầy cô và phụ huynh cần có sự quan tâm hơn nhiều so với trước. Trẻ bắt đầu ghi nhớ về tính chất, sự vật, sự việc, quan sát kỹ hơn, tập trung hơn. Vào giai đoạn này, bố mẹ cần kích thích tư duy cho bé để bé có thể phát triển toàn diện.
2. Một số loại tư duy ở trẻ
Vào độ tuổi mầm non, trẻ có thể hình thành nhiều loại tư duy khác nhau. Có thể kể đến một số loại tư duy như:
2.1 Tư duy trực quan hành động và hình tượng
Đây là loại tư duy xuất hiện ở trẻ trong khoảng độ tuổi từ 1-3 tuổi. Ở giai đoạn này, bé đã biết quan sát và bắt chước những người xung quanh. Khi quan sát hoạt động xung quanh của mọi người, não của trẻ sẽ thiết lập các hình ảnh, hình tượng khác nhau. Từ đó, não bé sẽ “tạo ra sợi dây liên kết” tới tính cách, thiên hướng. Vào thời gian này, bố mẹ cũng cần chú ý đến hành động của mình để bé có thể làm theo.
2.2 Tư duy sáng tạo
Bé bắt đầu hình thành sự sáng tạo từ tư duy trực quan hành động và hình tượng. Điều này có nghĩa là, bé sẽ tìm ra những thứ mới lạ từ những cái có sẵn. Một ví dụ nhỏ như khi chơi đất nặn, bé sẽ sáng tạo ra nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau. Tư duy sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển với nhiều hoạt động khác nhau như vẽ tranh, đọc sách… Hãy để cho bé thoải mái phát triển khả năng sáng tạo theo ý muốn của mình.
2.3 Tư duy phản biện
Tư duy phản biện của trẻ là khả năng phân tích, đánh giá vấn đề theo quan điểm cá nhân, từ đó có thể đưa ra ý kiến của riêng bản thân bé. Vào giai đoạn mầm non, tư duy phản biện cũng bắt đầu được hình thành với nhiều đặc điểm khác nhau. Nhiều bố mẹ thường nhầm tưởng tư duy phản biện của bé với hành động cãi lại người lớn của bé và không cho bé có quyền phản biện. Điều này sẽ hạn chế thái độ tích cực của bé, khiến bé không dám nói lên chính kiến của mình.
2.4 Tư duy logic

Vào độ tuổi này, bé cũng bắt đầu có khả năng xâu chuỗi các vấn đề theo trình tự liên kết. Đặc điểm là bé biết suy nghĩ thấu đáo để giải quyết được các vấn đề của mình. Bố mẹ có thể rèn luyện tư duy logic của bé bằng các trò chơi như đố vui, ghép hình…
2.5 Tư duy trừu tượng ở bé
Tư duy trừu tượng là trí tưởng tượng của bé qua các câu chuyện, sự kiện mà bé đã thấy. Chẳng hạn như khi bé được nghe mẹ các câu chuyện cổ tích hay câu chuyện về các con vật thì bé cũng sẽ tưởng tượng hình ảnh con vật mà mẹ vừa kể trong đầu.
- Cách phát triển tư duy cho trẻ ở nhà mà
Trong các loại tư duy trên, mỗi trẻ lại phát triển theo một hướng khác nhau. Phụ huynh không thể áp đặt tư duy con mình phát triển tư duy theo ý mình mong muốn. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện để trẻ phát triển tư duy theo thiên hướng của mình bằng cách:
- Khuyến khích con tự do sáng tạo: Thay vì lo lắng hay mắng mỏ con bày bừa đồ chơi, bạn có thể cùng còn sáng tạo ra nhiều loại trò chơi khác nhau. Tất nhiên khi chơi xong, bố mẹ cần hướng dẫn các bé xếp gọn đồ chơi.
- Tìm hiểu các chương trình chơi mà học: Bạn có thể tìm hiểu các chương trình dạy kỹ năng và cùng chơi với bé. Hàng ngày, bố mẹ thay vì xem điện thoại hay dành thời gian để chơi với con, cùng ngồi giúp con thực hành các chương trình giáo dục bổ ích. Thêm vào đó, bố mẹ có thể tìm cho con một trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ em để bé có thể phát triển tối đa khả năng của mình.
Trên đây là một số cách giúp trẻ có thể thoải mái phát triển tư duy tại nhà mà bố mẹ không nên bỏ qua. Vào giai đoạn mẫu giáo, tư duy của trẻ phát triển cực nhanh, bởi vậy bố mẹ cần tạo không gian, khuyến khích và động viên để bé có thể phát triển theo thế mạnh.